Những lưu ý khi thiết kế phòng tắm cho người già

17-09-2021
Những lưu ý khi thiết kế phòng tắm cho người già

Những lưu ý khi thiết kế phòng tắm cho người già

Việc thiết kế phòng tắm cho người già sao cho an toàn, thoải mái nhất khi tự vệ sinh cá nhân là điều rất cần thiết bởi đó là nơi ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm nhất là đối với người cao tuổi nếu không được thiết kế đúng cách. 

1. Tiêu chuẩn thiết kế phòng tắm cho người già
Sàn nhà tắm trơn và ướt, ánh sáng yếu, nhiều đồ dùng nhỏ,… đều mang nguy cơ té ngã cao với các thành viên trong gia đình. Đối với người già, tỉ lệ té ngã sẽ cao hơn nhiều so với những thành viên khác. Bởi vậy, thiết kế an toàn phòng vệ sinh là yếu tố thiết thực nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra và rút ngắn thời gian phản ứng kịp thời khi bị té ngã trong không gian này. 

1.1. Lối đi lại an toàn:

Đối với phòng tắm dành cho người già nên thiết kế lối đi rộng rãi, hạn chế rào chắn hoặc các vật gây trở ngại như thảm trải sàn, giày dép, ghế ngồi nhỏ,… để đảm bảo lối đi thuận tiện khi di chuyển bình thường hoặc xe lăn. Các thiết bị điện cần có ánh sáng tốt, lắp công tắc điện ở vị trí vừa tầm với, dễ dàng nhìn thấy. Trong trường hợp người cao tuổi có sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển như xe lăn thì nên để lối đi lớn hơn kích thước của xe lăn, đủ chỗ quay xe khi cần thiết. 

Cửa ra vào phòng vệ sinh nên thiết kế rộng rãi

1.2. Cửa ra vào:

Cửa ra vào phòng vệ sinh cho người già nên rộng ít nhất 80 cm và dễ mở. Cửa ra vào không nên để tay núm vặn, vì tay núm vặn gây khó khăn khi mở cửa nếu tay người sử dụng bị trơn ướt. Trường hợp này lựa chọn tay nắm cửa gạt sẽ phù hợp nhất với cả người già lẫn trẻ nhỏ. Cửa ra vào nên được thiết kế có thể mở được từ bên ngoài, có ô cửa kính để dễ dàng quan sát hoặc tháo bỏ kịp thời những lúc cấp bách. 

1.3. Sàn nhà chống trơn:

Phòng vệ sinh là nơi đa phần ẩm ướt dẫn đến nguy cơ bị té ngã cao bởi vô vàn các tác nhân như nước, dầu gội, các vật dụng nhỏ khác. Do đó, sàn nhà tắm nên được sử dụng các loại gạch có độ nhám và chống trơn cao như gạch gốm sứ, epoxy, sàn cao su, có rãnh thoát nước. Gạch chống trơn Prime là một trong những lựa chọn hoàn hảo về mẫu mã và chất lượng giúp sàn nhà được chống trơn vượt trội hơn.
Tham khảo sản phẩm gạch chống trơn: 03.600600.0843903.600600.08436
Gạch chống trơn mã: 03.600600.08436
Hơn thế nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phòng tắm cho người già nên sử dụng màu sắc tương phản và khác nhau với các thiết bị vệ sinh cho người già để dễ phân biệt vị trí và tránh gây nhầm lẫn cho ai suy giảm thị lực. Chú ý thảm trải sàn cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn, nên sử dụng loại thảm có bề mặt cao su ở mặt tiếp xúc với sàn nhà, các loại thảm hạn chế tối đa sự dịch chuyển trên sàn nhà. Một điều quan trọng cuối cùng đó là sàn nhà luôn phải sạch sẽ, khô ráo hết nước sau khi sử dụng.
Màu sắc tương phản trong phòng tắm

1.4. Diện tích phòng tắm:

Phòng tắm dành cho người già nên rộng tối thiểu 80cm, không cần thiết phải lắp đặt bồn tắm để hạn chế việc bước ra bước vào gây vấp ngã. Phòng tắm cần đủ rộng rãi để có thêm không gian cho người thứ hai là người hỗ trợ, chăm sóc người già khi cần thiết.

2. Các thiết bị vệ sinh trong phòng tắm cho người già

2.1. Bồn cầu:

Bồn cầu dành cho người cao tuổi hãy lắp đặt cao hơn thông thường để cho người sử dụng dễ dàng ngồi xuống hay đứng lên không bị hẫng hay trượt ngã. Khi lắp bồn cầu các chuyên gia khuyên cáo nên để chiều cao lí tưởng là 46cm, bồn cầu cần được đảm bảo được lắp đặt chắc chắn vào sàn nhà và tường, các chi tiết như bệ ngồi, vòi gạt nước cũng cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chúng luôn sử dụng tốt.
Bồn cầu an toàn cho người già 

2.2. Tay vịn bồn cầu cho người già:

Thanh vịn trong phòng tắm là một chi tiết thiết bị vệ sinh cho người già rất quan trọng. Tay vịn dành cho người già sẽ làm điểm tựa hỗ trợ người cao tuổi trong các trường hợp đứng lên, ngồi xuống hay đi vào nhà tắm. Lời khuyên bạn nên lắp các tay vịn vừa tầm với, các vị trí dễ đi và quan trọng như bồn cầu, vòi hoa sen, bồn rửa mặt. Tay vịn nhà tắm dành cho người già sẽ bền khi làm từ chất liệu nhôm hoặc thép không rỉ gắn vào tường ở độ cao từ 1,1 đến 1,3m. 
Tay vịn phòng tắm cho người già 

2.3. Bồn rửa mặt:

Bồn rửa mặt cho người già cũng nên tương tự như cửa ra vào phòng tắm sử dụng các loại cần gạt hoặc vòi cảm biến điện tử thay cho vòi có núm xoay. Lắp bồn rửa mặt vừa tầm, dễ sử dụng và nhận diện để bật tắt được dễ dàng.
Bồn rửa mặt cho người già

2.4. Ghế ngồi:

Không nên sử dụng ghế ngồi rời hoặc ghế nhựa nhỏ ở trong phòng tắm dành cho người già, bởi nó sẽ thành chướng ngại vật nguy hiểm nếu không may bị trôi hay sơ ý dẫm phải. Nên gắn ghế ngồi cố định trên tường cao hơn sàn khoảng 46cm để giúp người già đỡ cảm thấy bất tiện, muốn ngồi nghỉ khi đau mỏi chân và hạn chế tác động lực lên lưng khi phải đứng quá lâu trong phòng tắm.
Ghế ngồi trong phòng tắm cho người già

2.5. Hệ thống báo động:

Khi thiết kế đầy đủ đảm bảo tất cả các yếu tố an toàn trên, bạn vẫn nên chuẩn bị những sự cố bất ngờ xảy ra như té ngã hay tại nạn. Việc thiết kế hệ thống báo động cảm biến hoặc nút khẩn cấp là vô cùng cần thiết, các thiết bị này nên được lắp đặt ở các vị trí gần mặt sàn để người già có thể với tới khi ngã, hoặc các vị trí dễ nhìn thấy nhất.
Hệ thống báo động hiện đại trong nhà tắm 
Trên đây là những kinh nghiệm của Prime chia sẻ tới bạn đọc về cách thiết kế phòng tắm cho người già sao cho phù hợp nhất với không gian nhà ở của mình. Hi vọng những gợi ý trên sẽ mang đến kiến thức bổ ích cho các gia đình có người cao tuổi cần sử dụng.
Tìm hiểu thêm các thông tin khác: 
 
Bài viết bởi Thảo Ly - Ban Chiến lược và Phát triển thương hiệu
BẠN CÓ THỂ THÍCH
Sidebar
ĐĂNG KÝ NGAY

Hỗ trợ từ Prime